Vi phạm bản quyền hình ảnh bị phạt như thế nào?

Hình ảnh là loại hình tác phẩm được công chúng sử dụng phổ biến nên rất dễ xảy ra tình trạng vi phạm bản quyền. Để khắc phục và hạn chế việc vi phạm bản quyền hình ảnh, mức xử phạt cho hành vi này được quy định khá cao.

Bản quyền hình ảnh là gì?

Theo điểm h khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi năm 2009, tác phẩm nhiếp ảnh là một trong những loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả.

Điều 14 Nghị định 22/2018/NĐ-CP còn giải thích rõ về tác phẩm nhiếp ảnh là tác phẩm thể hiện hình ảnh thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra, hoặc có thể được tạo ra bằng phương pháp hóa học, điện tử hoặc các phương pháp kỹ thuật khác. Tác phẩm nhiếp ảnh có thể có chú thích hoặc không có chú thích.

Tác phẩm nhiếp ảnh được bảo hộ theo quy định này phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác

Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành và các văn bản hướng dẫn hiện hành không đưa ra khái niệm cụ thể về thuật ngữ bản quyền hình ảnh nhưng từ các quy định trên có thể hiểu đơn giản, bản quyền hình ảnh là việc ghi nhận quyền tác giả đối với những tác phẩm thể hiện hình ảnh thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra, hoặc có thể được tạo ra bằng phương pháp hóa học, điện tử hoặc các phương pháp kỹ thuật khác.

Xem thêm: Kiểu dáng công nghiệp là gì? Tại sao phải đăng ký bảo hộ?

Căn cứ khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ, quyền tác giả đối với tác phẩm nhiếp ảnh phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện d­ưới một hình thức vật chất nhất định. Quyền này được công nhận dù tác phẩm đã công bố hay ch­ưa công bố, đã đăng ký hay ch­ưa đăng ký.

Vi phạm bản quyền hình ảnh bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ Chương II Nghị định 131/2013/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 28/2017/NĐ-CP, hành vi vi phạm bản quyền hình ảnh sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo các mức sau:

TT

Hành vi vi phạm

Mức phạt tiền

Biện pháp khắc phục hậu quả

1

Sử dụng tác phẩm mà không nêu tên thật, bút danh tác giả, tên tác phẩm hoặc nêu không đúng tên thật hoặc bút danh tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng.

Phạt tiền từ 02 – 03 triệu đồng

(Điều 9 Nghị định 131/2013/NĐ-CP)

– Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng

– Buộc sửa lại đúng tên tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm

2

Tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả

Phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng

(Khoản 1 Điều 10 Nghị định 131/2013/NĐ-CP)

– Buộc sửa lại đúng tên tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm

– Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm

3

Xuyên tạc tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả

Phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng

(Khoản 2 Điều 10 Nghị định 131/2013/NĐ-CP)

– Buộc sửa lại đúng tên tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm

– Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm

4

Công bố tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định.

Phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng

(Điều 11 Nghị định 131/2013/NĐ-CP)

Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng

5

Phân phối tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

Phạt tiền từ 10 – 30 triệu đồng

(Điều 15 Nghị định 131/2013/NĐ-CP)

Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm

6

Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả

Phạt tiền từ 15 – 30 triệu đồng

(Điều 17 Nghị định 131/2013/NĐ-CP)

Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm

7

Sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả

Phạt tiền từ 15 – 35 triệu đồng

(Điều 18 Nghị định 131/2013/NĐ-CP)

Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm

Xem thêm: Tổng hợp 6 điểm mới về đăng ký doanh nghiệp từ 2021

Trên đây là thông tin về mức phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm bản quyền hình ảnh. Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ đăng ký bản quyền hình ảnh hoặc muốn tư vấn thêm về vấn đề bản quyền hình ảnh, quý khách hàng vui lòng liên hệ số điện 0938.36.1919 để được tư vấn miễn phí.

Chuyên mục: Kinh doanh
Nguồn: hockinhdoanh.edu.vn

Hình ảnh chân dung Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, Nhà giáo Nhân dân, chuyên gia vi sinh vật học, với nụ cười thân thiện và không gian học thuật phía sau.

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng là nhà khoa học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực vi sinh vật học (wiki), với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho giáo dục và nghiên cứu. Ông là con trai Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân, thuộc gia đình nổi tiếng hiếu học. Giáo sư giữ nhiều vai trò quan trọng như Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Đại biểu Quốc hội và đã được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 2010.

Open this in UX Builder to add and edit content

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *