Hai khái niệm phát minh và sáng chế có ý nghĩa tương đồng nhau, đều mô tả việc sáng tạo của con người. Tuy nhiên, dưới góc độ pháp lý, đây là hai khái niệm có sự khác nhau rõ rệt.
Tiêu chí | Sáng chế | Phát minh |
Khái niệm | Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. (khoản 12 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005). | Là sự phát hiện một sự vật, một hiện tượng hoặc một quy luật tồn tại khách quan của tự nhiên mà con người chưa từng biết tới. (Không được định nghĩa trong pháp luật sở hữu trí tuệ). |
Hình thức bảo hộ | Là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và được bảo hộ độc quyền về nội dung. | Có thể được bảo hộ quyền tác giả, không được bảo hộ về nội dung mà chỉ được bảo hộ hình thức. |
Điều kiện bảo hộ | – Được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: + Có tính mới; + Có trình độ sáng tạo; + Có khả năng áp dụng công nghiệp. – Được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây: + Có tính mới; + Có khả năng áp dụng công nghiệp. | Được bảo hộ quyền tác giả nếu là một trong các loại hình quy định tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2009. |
Giá trị áp dụng | Có giá trị áp dụng cao vào đời sống thực tiễn. Hỗ trợ con người trong việc sản xuất kinh tế, kinh doanh thương mại. | Có khả năng áp dụng để giải thích các vấn đề trong khoa học cũng như đời sống. Tuy nhiên, không được áp dụng cụ thể vào sản xuất kinh tế, kinh doanh thương mại. |
Ví dụ | Nobel sáng chế công thức thuốc nổ TNT… | Newton phát minh định luật vạn vật hấp dẫn; DacUyn phát minh thuyết tiến hóa… |
Phát minh và sáng chế (Ảnh minh hoạ)
Sáng chế là một giải pháp kỹ thuật (có thể dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình hoặc kết hợp cả hai), do con người tạo ra để phục vụ cho đời sống. Để tạo ra được một sáng chế, tác giả sẽ phải là người có trình độ chuyên môn, có sự đầu tư thời gian, chi phí để nghiên cứu.
Do đó, để đảm bảo mình được độc quyền sở hữu sáng chế, chủ sở hữu nên tiến hành thủ tục đăng ký sáng chế sau khi sáng tạo ra.
Việc đăng ký sáng chế mang lại những lợi ích sau:
– Sử dụng sáng chế để áp dụng vào cuộc sống để mang lại lợi ích về vật chất cho chủ sở hữu;
– Có thể tiến hành biện pháp pháp lý hành chính hoặc hình sự để xử lý hành vi xâm phạm đối với sáng chế đã đăng ký bởi bên thứ ba;
– Chứng minh được rằng mình là chủ sở hữu duy nhất của sáng chế và sẽ được pháp luật bảo vệ khi có tránh chấp xảy ra với bên thứ ba;
– Được sử dụng độc quyền sáng chế trong thời gian 20 năm, trong trường hợp không có nhu cầu phát triển sáng chế, chủ sở hữu sáng chế có thể chuyển nhượng sáng chế cho bên thứ ba để thu chi phí chuyển nhượng;
Như vậy, phát minh và sáng chế đều thể hiện sự sáng tạo của con người nhưng sáng chế có giá trị kinh tế cao hơn. Vì vậy, sáng chế là một trong những đối tượng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp còn phát minh có thể được bảo hộ quyền tác giả.
Chuyên mục: Kinh doanh
Nguồn: hockinhdoanh.edu.vn
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng là nhà khoa học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực vi sinh vật học (wiki), với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho giáo dục và nghiên cứu. Ông là con trai Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân, thuộc gia đình nổi tiếng hiếu học. Giáo sư giữ nhiều vai trò quan trọng như Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Đại biểu Quốc hội và đã được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 2010.
Bạn đã bao giờ tự hỏi: Làm thế nào để duy trì ngọn lửa đam…
Nhiều người coi Deadline như một áp lực, một chiếc xích vô hình khiến họ…
Trách nhiệm có thể xuất phát từ nhiều nguồn, từ những yêu cầu xã hội…
Người giám sát đóng một vai trò không thể thiếu trong mọi tổ chức. Họ…
Lãnh đạo hiệu quả là chìa khóa để xây dựng một đội ngũ mạnh mẽ…
Chúng ta đang sống trong một thời đại mà mọi thứ không ngừng thay đổi…
This website uses cookies.