Màu mực chữ ký trên hợp đồng, hóa đơn, chứng từ kế toán

Chữ ký sẽ quyết định một phần tính hợp pháp của hợp đồng, hóa đơn hoặc chứng từ kế toán. Đặc biệt, màu mực chữ ký cũng sẽ ảnh hưởng tới giá trị của những loại giấy tờ này.

Màu mực chữ ký trong hợp đồng, văn bản

Khi ký văn bản không dùng bút chì; không dùng mực đỏ hoặc các thứ mực dễ phai (theo khoản 5 Điều 10 Nghị định 110/2004/NĐ-CP về công tác văn thư).

Quy định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức Nhà nước, tuy nhiên, qua đây có thể gián tiếp suy ra, trừ mực đỏ, các loại mực dễ phai hoặc bút chì thì có thể tùy chọn màu mực để ký hợp đồng, văn bản.

Tuy nhiên, cũng không nên dùng mực màu đen để tránh trùng với màu mực in, photo nhằm hạn chế bị giả mạo. Theo đó, tốt nhất nên dùng mực xanh để ký hợp đồng, văn bản.

Màu mực chữ ký trên hợp đồng, hóa đơn, chứng từ kế toán (Ảnh minh họa)

Chữ ký trên hóa đơn, chứng từ kế toán

Chứng từ kế toánlà những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán (khoản 3 Điều 3 Luật Kế toán 2015).

Xem thêm: 15 Cách để làm chủ bản thân, thay đổi cuộc đời

Trong đó, hóa đơn là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng, cung cấp dịch vụ.

Chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ. Chữ ký phải được ký bằng loại mực không phai.

Tuyệt đối, không được ký chứng từ kế toán bằng mực màu đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn.

Đồng thời, điểm b khoản 1 Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC cũng nêu, nội dung trên hóa đơn phải đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh; không được tẩy xóa, sửa chữa; phải dùng cùng màu mực, loại mực không phai, không sử dụng mực đỏ

Như vậy, chữ ký trên hóa đơn, chứng từ kế toán không được dùng mực màu đỏ, mực dễ phai.

Trường hợp ký chứng từ kế toán bằng mực màu đỏ, mực phai màu sẽ bị phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng (điểm c khoản 1 Điều 8 Nghị định 41/2018/NĐ-CP).

>> Hướng dẫn chế độ kế toán theo Thông tư 200

Hậu Nguyễn

Chuyên mục: Kinh doanh
Nguồn: hockinhdoanh.edu.vn

Hình ảnh chân dung Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, Nhà giáo Nhân dân, chuyên gia vi sinh vật học, với nụ cười thân thiện và không gian học thuật phía sau.

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng là nhà khoa học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực vi sinh vật học (wiki), với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho giáo dục và nghiên cứu. Ông là con trai Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân, thuộc gia đình nổi tiếng hiếu học. Giáo sư giữ nhiều vai trò quan trọng như Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Đại biểu Quốc hội và đã được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 2010.

Xem thêm: So sánh Nghị định 47/2021/NĐ-CP và Nghị định 81/2015/NĐ-CP

Open this in UX Builder to add and edit content

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *