Làm gì khi cổ đông không góp đủ vốn?

Các cổ đông công ty cổ phần phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Vậy, phải làm gì khi cổ đông không góp đủ vốn?

Làm gì khi cổ đông không góp đủ vốn?

Theo quy định tại Điều 113 Luật Doanh nghiệp 2020, các cổ đông công ty phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn.

Hội đồng quản trị của công ty có trách nhiệm giám sát, đôn đốc các cổ đông thanh toán đủ và đúng hạn các cổ phần các cổ đông đã đăng ký mua.

Trong trường hợp có cổ đông không góp đủ vốn điều lệ như đã cam kết trong thời hạn quy định, công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ và tiến hành thủ tục thay đổi cổ đông sáng lập (nếu có cổ đông không góp vốn) trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua.

Xem thêm: DỰ BÁO XU HƯỚNG NGÀNH BÁN LẺ NĂM 2022: GIÁ CẢ, TỒN KHO, MUA SẮM TRỰC TUYẾN VÀ TRẢI NGHIỆM NGƯỜI DÙNG

Như vậy, nếu cổ đông không góp đủ vốn thì công ty xử lý theo hướng như sau:

– Giảm vốn điều lệ: Cổ đông không góp đủ vốn đã đăng ký trong thời hạn quy định, không có nhu cầu góp đủ vốn.

– Tăng vốn điều lệ: Cổ đông muốn tiếp tục góp vốn điều lệ. Trong trường hợp này, tư cách cũng như quyền lợi, nghĩa vụ của các cổ đông được quy định như sau:

+ Cổ đông chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua: Không còn là cổ đông của công ty và không được chuyển nhượng quyền mua cổ phần đó cho người khác. Đồng thời, công ty phải thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông sáng lập;

+ Cổ đông chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua: Vẫn có quyền biểu quyết, nhận lợi tức và các quyền khác tương ứng với số cổ phần đã thanh toán; không được chuyển nhượng quyền mua số cổ phần chưa thanh toán cho người khác.

Giải quyết tranh chấp khi cổ đông không góp đủ vốn

Vẫn tại Điều 113 Luật Doanh nghiệp 2020, nếu xảy ra tranh chấp với khách hàng trong trường hợp cổ đông không góp đủ vốn vào doanh nghiệp thì sẽ xử lý như sau:

1. Tranh chấp trong thời hạn 90 ngày

Thời hạn 90 ngày được xác định kể từ ngày công ty thành lập. Đây cũng là ngày cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua.

Xem thêm: Mỗi người được lập mấy hộ kinh doanh? Được thuê bao nhiêu lao động?

Trong trườn hợp này, cổ đông chưa thanh toán hoặc chưa thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua phải chịu trách nhiệm tương ứng với tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã đăng ký mua đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời hạn 90 ngày.

2. Tranh chấp sau thời hạn 90 ngày kể từ ngày thành lập

Cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Trong trường hợp này thì cổ đông không chịu trách nhiệm tài chính gì nếu không góp đủ vốn điều lệ.

Về phía công ty, các thành viên Hội đồng quản trị, người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm liên đới về các thiệt hại phát sinh do không giám sát, đôn đốc thanh toán đủ, đúng hạn số cổ phần các cổ đông đã đăng ký mua và/hoặc không đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ đúng thời hạn quy định.

Trên đây là giải đáp về vấn đề làm gì khi cổ đông không góp đủ vốn? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Sở hữu bao nhiêu cổ phần thì trở thành cổ đông sáng lập?

Chuyên mục: Kinh doanh
Nguồn: hockinhdoanh.edu.vn

Hình ảnh chân dung Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, Nhà giáo Nhân dân, chuyên gia vi sinh vật học, với nụ cười thân thiện và không gian học thuật phía sau.

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng là nhà khoa học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực vi sinh vật học (wiki), với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho giáo dục và nghiên cứu. Ông là con trai Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân, thuộc gia đình nổi tiếng hiếu học. Giáo sư giữ nhiều vai trò quan trọng như Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Đại biểu Quốc hội và đã được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 2010.

Xem thêm: 10 NGUYÊN TẮC CỦA NGHỆ THUẬT QUẢN LÝ RỦI RO

Open this in UX Builder to add and edit content

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *