Việc sai sót thông tin khi đăng ký doanh nghiệp là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, không phải cứ sai sót là thực hiện thủ tục chỉnh sửa, bổ sung thông tin. Doanh nghiệp nên hiểu rõ về thủ tục hiệu đính thông tin đăng ký doanh nghiệp để biết nên áp dụng trong trường hợp nào.
Pháp luật doanh nghiệp không có định nghĩa cụ thể về hiệu đính thông tin đăng ký doanh nghiệp.
Hiểu đơn giản, hiệu đính tài liệu có nghĩa là chỉnh sửa, nhưng không chỉ là việc kiểm tra những lỗi chính tả, ngữ pháp, bố cục của tài liệu, mà còn là công đoạn chỉnh sửa về mặt nội dung của tài liệu.
Như vậy, hiệu đính thông tin đăng ký doanh nghiệp là chỉnh sửa những thông tin sai sót trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, tức là sau khi đã hoàn thành xong thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
Căn cứ Điều 39, 40 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, các trường hợp phải hiệu đính thông tin đăng ký doanh nghiệp, bao gồm:
– Doanh nghiệp phát hiện nội dung trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chưa chính xác so với nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp;
– Phòng Đăng ký kinh doanh phát hiện nội dung trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chưa chính xác so với nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp;
– Doanh nghiệp phát hiện nội dung thông tin đăng ký doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bị thiếu hoặc chưa chính xác so với bản giấy của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
– Phòng Đăng ký kinh doanh phát hiện nội dung thông tin đăng ký doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp không có hoặc không chính xác so với bản giấy của Giấy chứng nhận.
Hiệu đính thông tin đăng ký doanh nghiệp (Ảnh minh hoạ)
1. Hồ sơ hiệu đính thông tin đăng ký doanh nghiệp.
Doanh nghiệp chỉ cần gửo Giấy đề nghị hiệu đính thông tin trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy đề nghị hiệu đính thông tin đăng ký doanh nghiệp do chuyển đổi trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh.
2. Trình tự, thủ tục hiệu đính thông tin đăng ký doanh nghiệp.
Bước 1: Nộp hồ sơ
Có 02 cách thức để nộp hồ sơ, cụ thể:
Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Cách 2: Đăng ký qua mạng tại Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bằng chữ ký số công cộng hoặc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh (đối với Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh phải đăng ký qua mạng).
Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
Bước 3: Nhận kết quả
* Thời hạn giải quyết: 03 (ba) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ.
Như vậy, thủ tục hiệu đính thông tin đăng ký doanh nghiệp được thực hiện sau khi đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Đây là thủ tục khá đơn giản mà cá nhân, tổ chức có thể tự mình thực hiện.
Chuyên mục: Kinh doanh
Nguồn: hockinhdoanh.edu.vn
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng là nhà khoa học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực vi sinh vật học (wiki), với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho giáo dục và nghiên cứu. Ông là con trai Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân, thuộc gia đình nổi tiếng hiếu học. Giáo sư giữ nhiều vai trò quan trọng như Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Đại biểu Quốc hội và đã được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 2010.
Bạn đã bao giờ tự hỏi: Làm thế nào để duy trì ngọn lửa đam…
Nhiều người coi Deadline như một áp lực, một chiếc xích vô hình khiến họ…
Trách nhiệm có thể xuất phát từ nhiều nguồn, từ những yêu cầu xã hội…
Người giám sát đóng một vai trò không thể thiếu trong mọi tổ chức. Họ…
Lãnh đạo hiệu quả là chìa khóa để xây dựng một đội ngũ mạnh mẽ…
Chúng ta đang sống trong một thời đại mà mọi thứ không ngừng thay đổi…
This website uses cookies.