Điều kiện, thủ tục uỷ quyền giữa 2 công ty

Uỷ quyền là một giao dịch được sử dụng rất thông dụng. Thông thường, các cá nhân uỷ quyền cho nhau hoặc tổ chức uỷ quyền cho một cá nhân thực hiện công việc nào đó. Vậy, liệu có thể thực hiện uỷ quyền giữa hai công ty không?

Có được uỷ quyền giữa hai công ty không?

Uỷ quyền là việc giao cho bên được ủy quyền thay mặt sử dụng các quyền hợp của mình. Việc uỷ quyền là do sự thỏa thuận của các bên, không trái với quy định của pháp luật.

Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định về các hình thức đại diện, trong đó có hình thức đại diện theo uỷ quyền. Khoản 1 Điều 138 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định như sau:

“1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.”

Như vậy, trong các giao dịch dân sự, công ty hoàn toàn có thể uỷ quyền cho công ty khác thực hiện các giao dịch đó (Uỷ quyền giữa pháp nhân và pháp nhân).

Còn đối với các giao dịch liên quan đến thương mại, công ty cũng hoàn toàn có thể uỷ quyền cho công ty khác thực hiện các giao dịch đó thay mình, cụ thể Điều 141 Luật Thương mại 2005 quy định như sau:

Xem thêm: Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp phải đáp ứng điều kiện gì?

“Điều 141. Đại diện cho thương nhân

1. Đại diện cho thương nhân là việc một thương nhân nhận uỷ nhiệm (gọi là bên đại diện) của thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao về việc đại diện.

2. Trong trường hợp thương nhân cử người của mình để làm đại diện cho mình thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự.”

Như vậy, có thể thấy rằng, đại diện cho thương nhân là một dạng của đại diện theo ủy quyền được thực hiện trong hoạt động thương mại.

Có được uỷ quyền giữa hai công ty (Ảnh minh hoạ)

Thủ tục uỷ quyền giữa hai công ty

Điều 562 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định: Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Như vậy, việc uỷ quyền giữa hai công ty được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng. Hợp đồng ủy quyền quy định rõ ràng về nghĩa vụ của bên được ủy quyền, và nếu có thiệt hại thì phải bồi thường nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền

Cũng theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2015, Hợp đồng uỷ quyền không phải công chứng. Tuy nhiên, để giao dịch uỷ quyền có hiệu lực pháp luật, người đại diện theo pháp luật của công ty phải là người có thẩm quyền ký kết hợp đồng uỷ quyền giữa các công ty với nhau.

Xem thêm: 4 ĐIỂM CHUNG CỦA NHỮNG NHÀ LÃNH ĐẠO HIỆU QUẢ

Theo quy định của pháp luật tại Điều 142 Luật thương mại 2005, Hợp đồng đại diện cho thương nhân phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Trong đó, các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm: điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Theo đó, Hợp đồng đại diện cho thương nhân phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

Tóm lại, thủ tục, hình thức của việc uỷ quyền giữa hai công ty đều phải thành lập văn bản là Hợp đồng hoặc bằng hình thức khác có giá trị tương đương. Việc quy định hình thức đại diện cho thương nhân là cách cụ thể hoá việc uỷ quyền giữa hai công ty với nhau.

Trên đây là nội dung giải đáp thắc mắc về vấn đề có được uỷ quyền giữa hai công ty không? Nếu cần hỗ trợ liên quan đến vấn đề này, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> Uỷ quyền đăng ký doanh nghiệp: 6 quy định cần biết

Chuyên mục: Kinh doanh
Nguồn: hockinhdoanh.edu.vn

Hình ảnh chân dung Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, Nhà giáo Nhân dân, chuyên gia vi sinh vật học, với nụ cười thân thiện và không gian học thuật phía sau.

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng là nhà khoa học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực vi sinh vật học (wiki), với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho giáo dục và nghiên cứu. Ông là con trai Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân, thuộc gia đình nổi tiếng hiếu học. Giáo sư giữ nhiều vai trò quan trọng như Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Đại biểu Quốc hội và đã được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 2010.

Xem thêm: VUCA là gì? Kỹ năng cần thiết để sống trong thời đại VUCA

Open this in UX Builder to add and edit content

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *