Categories: Kinh doanh

Điều kiện, thủ tục kinh doanh dịch vụ cho thuê xe 2021

Lựa chọn ngành, nghề kinh doanh dịch vụ cho thuê xe

Kinh doanh dịch vụ cho thuê xe là một nhóm ngành, nghề chung. Tuy nhiên khi đăng ký kinh doanh, chủ cơ sở kinh doanh phải lựa chọn những ngành nghề cụ thể, chi tiết và có liên quan đến đặc điểm, tính chất của nhóm ngành nghề này .

Việc lựa chọn và kê khai ngành, nghề kinh doanh được dựa trên Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam, cụ thể như sau:

Nội dung ngành, nghề

Mã ngành, nghề

Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng xe buýt)

4931

Vận tải hành khách đường bộ khác

4932

Vận tải hàng hóa bằng đường bộ

4933

Bốc xếp hàng hóa

5224

Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải

Chi tiết: – Dịch vụ đại lý, giao nhận vận chuyển

– Logistic

5229

Cho thuê xe có động cơ

7710

Thủ tục đăng ký kinh doanh dịch vụ cho thuê xe

Cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê xe có thể lựa chọn thành lập hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp.

1. Thành lập hộ kinh doanh.

Xem chi tiết thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại đây.

2. Thành lập doanh nghiệp

* Chuẩn bị hồ sơ

Loại hình doanh nghiệp

Hồ sơ

Hồ sơ thành lập công ty cổ phần

Link

Hồ sơ thành lập công ty TNHH 2 thành viên

Link

Hồ sơ thành lập công ty TNHH 1 thành viên

Link

Hồ sơ thành lập công ty hợp danh

Link

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân

Link

(Lưu ý: Mẫu thông báo thành lập doanh nghiệp tư nhân mới nhất đang được quy định tại Nghị định 122/2020/NĐ-CP và Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT áp dụng từ ngày 01/05/2021).

​* Nơi nộp hồ sơ

Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

* Thời gian làm thủ tục

Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hộ

* Lệ phí giải quyết

– 50.000 đồng (theo Thông tư 47/2019/TT-BTC)

Kinh doanh dịch vụ cho thuê xe có phải xin giấy phép kinh doanh vận tải?

Khoản 2 Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định:

“2. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.”

Như vậy hoạt động được coi là kinh doanh vận tải ô tô phải có đầy đủ các yếu tố sau:

– Thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải như: trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe, quyết định giá cước vận tải;

– Đối tượng vận chuyển là hành khách, hàng hoá;

– Hoạt động nhằm mục đích là sinh lời.

Theo khoản 1 Điều 17 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (sau đây gọi chung là Giấy phép kinh doanh).

Như vậy, nếu cơ sở kinh doanh có đăng ký các ngành nghề như: vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (4931), vận rải hành khách đường bộ khách (4932)…thì phải xin giấy phép kinh doanh vận tải.

Trường hợp cơ sở kinh doanh chỉ đăng ký ngành, nghề cho thuê xe có động cơ (7710)

Việc kinh doanh ngành nghề này không được coi là hoạt động kinh doanh vận tải, cụ thể cơ sở kinh doanh không cho thuê xe không thuộc một trong các công đoạn của hoạt động kinh doanh vận tải bảo gồm: trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe, quyết định giá cước vận tải.

Theo Danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện tại Luật Đầu tư 2020, ngành, nghề cho thuê xe tự lái không phải là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và không cần xin giấy phép kinh doanh vận tải.

Như vậy, thủ tục kinh doanh dịch vụ cho thuê xe không phải xin giấy phép kinh doanh vận tải nếu chỉ đăng ký ngành, nghề cho thuê xe (7710) theo Hệ thống ngành, nghề kinh tế Việt Nam.

Nếu có thắc mắc liên quan đến đăng ký kinh doanh dịch vụ cho thuê xe, độc giả vui lòng liên hệ đến tổng đài để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> Xin giấy phép kinh doanh vận tải ô tô ở đâu? Thủ tục thế nào?

Chuyên mục: Kinh doanh
Nguồn: hockinhdoanh.edu.vn

Giáo sư  Nguyễn Lân Dũng  là nhà khoa học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực vi sinh vật học (wiki), với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho giáo dục và nghiên cứu. Ông là con trai Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân, thuộc gia đình nổi tiếng hiếu học. Giáo sư giữ nhiều vai trò quan trọng như Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Đại biểu Quốc hội và đã được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 2010.

Share
Published by
Nguyễn Lân Dũng

Recent Posts

TOP các khóa học giúp giải phóng lãnh đạo & tái tạo nội lực

Bạn đã bao giờ tự hỏi: Làm thế nào để duy trì ngọn lửa đam…

4 ngày ago

Deadline là gì? Ý nghĩa của chạy Deadline trong công việc

Nhiều người coi Deadline như một áp lực, một chiếc xích vô hình khiến họ…

3 tuần ago

Trách nhiệm là gì? Ý nghĩa, biểu hiện của người có trách nhiệm

Trách nhiệm có thể xuất phát từ nhiều nguồn, từ những yêu cầu xã hội…

3 tuần ago

Supervisor là gì? Yêu cầu của vị trí giám sát viên

Người giám sát đóng một vai trò không thể thiếu trong mọi tổ chức. Họ…

3 tuần ago

Các khóa học dành cho Trưởng nhóm, Trưởng Phòng

Lãnh đạo hiệu quả là chìa khóa để xây dựng một đội ngũ mạnh mẽ…

3 tuần ago

Thế giới BANI là gì? Mô hình mới thay thế cho VUCA

Chúng ta đang sống trong một thời đại mà mọi thứ không ngừng thay đổi…

4 tuần ago

This website uses cookies.