Khi thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Về thẩm quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu:
Theo Điều 89 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam được quy định như sau:
+ Cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam phải nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.
+ Cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.
– Cần thiết phải tiến hành công đoạn tra cứu nhãn hiệu để xem có trùng hoặc tương tụ với các nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam không.
Hiện nay, có 02 cách tra cứu để giúp tổ chức, cá nhân có thể kiểm tra chính xác nhãn hiệu của mình có bị trùng hoặc tương tự với các nhãn hiệu khác hay không, cụ thể:
+ Cách 1: Tra cứu trên cơ sở dữ liệu trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam về nhãn hiệu.
Link tra cứu: http://iplib.ipvietnam.gov.vn/WebUI/WSearch.php
+ Cách 2: Tra cứu nhãn hiệu nâng cao.
Tra cứu nhãn hiệu nâng cao được hiểu là việc tra cứu nhãn hiệu được thực hiện với sự “trợ giúp” của chuyên viên tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Theo quy định tại Mục 5 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN, được sửa bởi Thông tư 18/2011/BKHCN-SHTT để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ tương ứng với nhãn hiệu đăng ký bảo hộ như sau:
– 02 Tờ khai đăng ký theo Mẫu số 04-NH Phụ lục A Thông tư 16/2016/TT-BKHCN.
– 05 mẫu nhãn hiệu giống nhau (trừ mẫu nhán hiệu dán trên tờ khai) và phải đáp ứng các yêu cầu sau:
– Giấy uỷ quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện.
– Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu tổ chức, cá nhân thụ hưởng quyền đó từ người khác.
– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.
– Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
Theo quy định tại Mục 3 Chương VIII Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành và Quyết định 3675/QĐ-BKHCN, thủ tục đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện như sau
Bước 1: Cá nhân, tổ chức nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam.
Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Cục Sở hữu trí tuệ tại một trong các địa chỉ sau:
Nơi nộp | Địa chỉ | |
Khu vực miền Bắc | Cục Sở hữu trí tuệ tại TP. Hà Nội | 384-386 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội |
Khu vực miền Trung | Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng | Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng |
Khu vực miền Nam | Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh | Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 – 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh |
Bước 2: Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định hình thức đơn.
Thời hạn thẩm định hình thức đơn: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Trong trường hợp tổ chức, cá nhân chủ động yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn, hoặc phản hồi thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ thì thời hạn này được kéo dài thêm 10 ngày.
Bước 3: Cục Sở hữu trí tuệ công bố hợp lệ.
Mọi đơn đã được chấp nhận hợp lệ đều được Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp. Cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu phải nộp lệ phí công bố đơn đăng ký nhãn hiệu.
Thời hạn công bố: 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ.
Bước 4: Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định nội dung đơn.
Thời hạn thẩm định nội dung: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân sở hữu nhãn hiệu nước ngoài chủ động yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn, hoặc phản hồi thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ thì thời hạn thẩm định nội dung được kéo dài thêm không quá 03 tháng;
Bước 5: Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Theo quy định tại Điều 118 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, nếu đơn đăng ký nhãn hiệu không thuộc trường hợp bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ hoặc người nộp đơn có ý kiến xác đáng phản đối về dự định từ chối thì Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện:
+ Ra thông báo kết quả thẩm định nội dung: nêu rõ dự định cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và ấn định thời hạn nộp phí, lệ phí hoặc có ý kiến phản đối.
+ Sau khi người nộp đơn nộp đủ các loại phí, lệ phí: Ra quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp.
Thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: 15 ngày kể từ ngày người nộp đơn nộp đầy đủ và đúng hạn các khoản phí và lệ phí.
Bước 6: Đăng bạ và công bố quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Công bố quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: 60 ngày kể từ ngày ra quyết định.
Trên đây là những thông tin đáng chú ý liên quan đến việc đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam. Nếu có nhu cầu hỗ trợ về dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hoặc cần giải đáp thắc mắc liên quan, quý khách hàng vui lòng gọi đến số điện thoại 0938.36.1919 để được tư vấn chi tiết.
Chuyên mục: Kinh doanh
Nguồn: hockinhdoanh.edu.vn
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng là nhà khoa học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực vi sinh vật học (wiki), với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho giáo dục và nghiên cứu. Ông là con trai Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân, thuộc gia đình nổi tiếng hiếu học. Giáo sư giữ nhiều vai trò quan trọng như Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Đại biểu Quốc hội và đã được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 2010.
Bạn đã bao giờ tự hỏi: Làm thế nào để duy trì ngọn lửa đam…
Nhiều người coi Deadline như một áp lực, một chiếc xích vô hình khiến họ…
Trách nhiệm có thể xuất phát từ nhiều nguồn, từ những yêu cầu xã hội…
Người giám sát đóng một vai trò không thể thiếu trong mọi tổ chức. Họ…
Lãnh đạo hiệu quả là chìa khóa để xây dựng một đội ngũ mạnh mẽ…
Chúng ta đang sống trong một thời đại mà mọi thứ không ngừng thay đổi…
This website uses cookies.