Categories: Kinh doanh

Công ty TNHH 1 thành viên có được hoạt động khi chủ công ty chết?

Chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên là ai?

Theo khoản 1 Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2014, công ty TNHH 1 thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Chủ sở hữu có thể là cá nhân hoặc tổ chức.

Chủ sở hữu công ty là người góp vốn duy nhất của công ty TNHH 1 thành viên, điều hành hoạt động và quyết định các vấn đề quan trọng trong công ty.

Trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân chết, về mặt pháp lý, phần vốn góp của người này cần phải được xử lý. Về mặt nội bộ, công ty sẽ mất đi người quyết định các vấn đề quan trọng của công ty.

Làm gì khi chủ sở hữu công ty chết?

Khoản 3 Điều 87 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về thực hiện quyền trong trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân chết như sau:

“3. Trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật là chủ sở hữu công ty hoặc thành viên công ty. Công ty phải tổ chức quản lý theo loại hình doanh nghiệp tương ứng và đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc việc giải quyết thừa kế. Trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì phần vốn góp của chủ sở hữu được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự.”

Như vậy, khi chủ sở hữu chết, nội bộ công ty phải thực hiện lần lượt các công việc sau:

– Xác định người thừa kế phần vốn góp.

– Thực hiện thủ tục thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

1. Xác định người thừa kế

Theo quy định của pháp luật dân sự, người thừa kế của chủ sở hữu công ty được xác định như sau:

– Trường hợp thừa kế theo di chúc: Căn cứ vào di chúc của chủ sở hữu để xác định.

– Trường hợp thừa kế theo pháp luật: Xác định người thừa kế theo hàng thừa kế, trong đó hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết (khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015).

Người thừa kế có thể từ chối nhận di sản hoặc bị truất quyền nhận di sản. Trong một số trường hợp không xác định được người nhận di sản (không có người thừa kế) thì tài sản thuộc về nhà nước (theo Điều 622 Bộ Luật Dân sự 2015).

Chủ sở hữu công ty chết (Ảnh minh hoạ)

2. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp

Các trường hợp

Người thừa kế là một người

Người thừa kế là nhiều người

Không xác định được người thừa kế

Thủ tục

Tiến hành thủ tục thay đổi chủ sở hữu công ty.

Tiến hành thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ công ty TNHH 1 thành viên thành công ty TNHH 2 thành viên.

Tài sản thuộc về nhà nước và trở thành doanh nghiệp nhà nước.

Lưu ý: Doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục thay đổi chủ sở hữu công ty.

Chủ sở hữu chết có giải thể công ty được không?

Căn cứ khoản 1 Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây:

“a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;

b) Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;

c) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;

d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.”

Như vậy, nếu không thuộc các trường hợp trên thì khi chủ sở hữu công ty chết, doanh nghiệp không thể tiến hành thủ tục giải thể.

Sau khi đã tiến hành thủ tục thay đổi chủ sở hữu công ty hoặc thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, công ty có thể tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020.

Tóm lại, khi chủ sở hữu công ty chết thì công ty vẫn tồn tại và hoạt động bình thường. Tuy nhiên, để tránh các rủi ro thì nội bộ công ty cần phải giải quyết nhanh chóng các công việc theo hướng dẫn như trên.

Chuyên mục: Kinh doanh
Nguồn: hockinhdoanh.edu.vn

Giáo sư  Nguyễn Lân Dũng  là nhà khoa học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực vi sinh vật học (wiki), với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho giáo dục và nghiên cứu. Ông là con trai Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân, thuộc gia đình nổi tiếng hiếu học. Giáo sư giữ nhiều vai trò quan trọng như Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Đại biểu Quốc hội và đã được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 2010.

Share
Published by
Nguyễn Lân Dũng

Recent Posts

TOP các khóa học giúp giải phóng lãnh đạo & tái tạo nội lực

Bạn đã bao giờ tự hỏi: Làm thế nào để duy trì ngọn lửa đam…

4 ngày ago

Deadline là gì? Ý nghĩa của chạy Deadline trong công việc

Nhiều người coi Deadline như một áp lực, một chiếc xích vô hình khiến họ…

3 tuần ago

Trách nhiệm là gì? Ý nghĩa, biểu hiện của người có trách nhiệm

Trách nhiệm có thể xuất phát từ nhiều nguồn, từ những yêu cầu xã hội…

3 tuần ago

Supervisor là gì? Yêu cầu của vị trí giám sát viên

Người giám sát đóng một vai trò không thể thiếu trong mọi tổ chức. Họ…

3 tuần ago

Các khóa học dành cho Trưởng nhóm, Trưởng Phòng

Lãnh đạo hiệu quả là chìa khóa để xây dựng một đội ngũ mạnh mẽ…

3 tuần ago

Thế giới BANI là gì? Mô hình mới thay thế cho VUCA

Chúng ta đang sống trong một thời đại mà mọi thứ không ngừng thay đổi…

4 tuần ago

This website uses cookies.