Công ty cổ phần là gì theo Luật Doanh nghiệp mới nhất?

Có thể nói, công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay. Nếu đang có ý định thành lập công ty cổ phần nhất định phải đọc bài viết dưới đây để xem công ty cổ phần là gì?

Công ty cổ phần là gì?

Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

– Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

– Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;

– Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

– Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp:

+ Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

Cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác. Nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập khi Đại hội đồng cổ đông chấp thuận. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.

+ Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần và được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.

Xem thêm: Định giá tài sản góp vốn thế nào?

Căn cứ: Điều 110 Luật Doanh nghiệp năm 2014

Công ty cổ phần là gì? (Ảnh minh họa)

Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần

Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức tương đối phức tạp so với các loại hình doanh nghiệp khác, có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong 2 mô hình sau đây, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác:

– Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát;

– Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị. Các thành viên độc lập thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công ty.

Lưu ý: Trường hợp chỉ có một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Xem thêm: Phong cách lãnh đạo độc đoán: Đặc điểm, ưu và nhược điểm

Trường hợp Điều lệ không có quy định khác thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Trường hợp có hơn một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Căn cứ: Điều 134 Luật Doanh nghiệp năm 2014

Công ty cổ phần là một trong những loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay, nếu có nhu cầu tư vấn, thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp và quan trị doanh nghiệp, bạn đọc liên hệ: 0936.335.836.

Xem thêm:

8 điểm cần biết về Công ty cổ phần 2019

Hậu Nguyễn

Chuyên mục: Kinh doanh
Nguồn: hockinhdoanh.edu.vn

Hình ảnh chân dung Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, Nhà giáo Nhân dân, chuyên gia vi sinh vật học, với nụ cười thân thiện và không gian học thuật phía sau.

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng là nhà khoa học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực vi sinh vật học (wiki), với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho giáo dục và nghiên cứu. Ông là con trai Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân, thuộc gia đình nổi tiếng hiếu học. Giáo sư giữ nhiều vai trò quan trọng như Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Đại biểu Quốc hội và đã được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 2010.

Open this in UX Builder to add and edit content

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *