Chồng làm giám đốc, vợ không được giữ chức vụ gì trong công ty?

Vai trò của giám đốc trong doanh nghiệp?

Theo khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, giám đốc là một trong những người quản lý doanh nghiệp. Nhiệm vụ, quyền hạn của giám đốc là điều hành nội bộ công ty, đề xuất và thực hiện các chiến lược kinh doanh cho công ty.

Vì vậy, trong doanh nghiệp, giám đốc sẽ có vai trò là người quản lý doanh nghiệp theo khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020.

Bên cạnh đó, Luật Phòng chống tham nhũng 2018 tồn tại khái niệm “người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị”. Ví dụ, quy định tại khoản 3 Điều 20 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018:

“3. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.”

Tuy nhiên, khái niệm này lại không được liệt kê cụ thể là bao gồm những chức danh nào? Theo cách hiểu thông thường, người đứng đầu là cấp trưởng của một cơ quan, tổ chức, đơn vị như: Bộ trưởng, Giám đốc, Trưởng phòng…trong các cơ quan nhà nước.

Xem thêm: Để trở thành người bán hàng xuất sắc

Pháp luật doanh nghiệp cũng không có định nghĩa về người đứng đầu, người đứng đầu cụ thể là ai. Có thể thấy khái niệm “người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị” chỉ quy định đối với cơ quan nhà nước chứ không quy định cho tổ chức ngoài khu vực nhà nước, doanh nghiệp.

Như vậy, việc bổ nhiệm các chức danh trong doanh nghiệp, cụ thể là các chức danh liên quan đến giám đốc sẽ không áp dụng quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng.

Xem chi tiết: CEO – Anh ta là ai?

Chồng làm giám đốc? Vợ không được giữ chức vụ gì (Ảnh minh hoạ)

Vợ không được giữ những chức danh gì khi chồng làm giám đốc?

1. Đối với doanh nghiệp nhà nước.

Theo khoản khoản 22 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, người có quan hệ gia đình bao gồm: vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, con đẻ, con nuôi, con rể, con dâu, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu, anh ruột của vợ, anh ruột của chồng, chị ruột của vợ, chị ruột của chồng, em ruột của vợ, em ruột của chồng.

Vợ/chồng được coi là người có quan hệ gia đình. Căn cứ các quy định tại Chương IV Luật Doanh nghiệp 2020, khi vợ/chồng làm giám đốc một doanh nghiệp, người còn lại sẽ không được giữ các chức danh sau:

Xem thêm: Công ty cổ phần có bắt buộc phải thành lập Ban kiểm soát?

* Doanh nghiệp nhà nước dưới hình thức Công ty TNHH

– Người đại diện theo pháp luật ;

– Kiểm soát viên của công ty và công ty mẹ;

– Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên;

– Phó giám đốc;

– Kế toán trưởng.

* Doanh nghiệp nhà nước dưới hình thức Công ty cổ phần

– Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị;

– Kiểm soát viên của công ty và công ty mẹ.

2. Đối với doanh nghiệp ngoài nhà nước

– Đối với các doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp nhà nước, khi vợ/chồng làm giám đốc, người còn lại không được giữ các chức vụ sau (chỉ áp dụng đối với công ty cổ phần):

– Kiểm soát viên (điểm c khoản 1 Điều 169 Luật Doanh nghiệp 2020);

– Kế toán (khoản 3 Điều 52 Luật Kế toán 2015 và khoản 2 Điều 19 Nghị định 174/2016/NĐ-CP).( Ngoại trừ trừ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu, doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp Luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa).

Xem chi tiết: Chồng làm giám đốc, vợ làm kế toán công ty được không?

Như vậy, khi vợ/chồng làm giám đốc, người còn lại có thể không được giữ các chức danh quản lý khác. LuatVietnam đã liệt kê nhưng trường hợp này, nếu có thắc mắc về vấn đề trên, độc giả vui lòng gọi đến tổng đài để được giải đáp nhanh nhất.

Xem thêm: Thủ tục mua lại công ty TNHH 1 thành viên

>> Mô hình công ty gia đình: Những ưu và nhược điểm

Chuyên mục: Kinh doanh
Nguồn: hockinhdoanh.edu.vn

Hình ảnh chân dung Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, Nhà giáo Nhân dân, chuyên gia vi sinh vật học, với nụ cười thân thiện và không gian học thuật phía sau.

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng là nhà khoa học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực vi sinh vật học (wiki), với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho giáo dục và nghiên cứu. Ông là con trai Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân, thuộc gia đình nổi tiếng hiếu học. Giáo sư giữ nhiều vai trò quan trọng như Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Đại biểu Quốc hội và đã được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 2010.

Open this in UX Builder to add and edit content

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *