Theo khoản 21 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009, tên thương mại được định nghĩa như sau:
21. Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
Khu vực kinh doanh quy định tại khoản này là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng.
Có thể thấy, đây là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt giữa chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác khi cùng kinh doanh một lĩnh vực và một khu vực.
Trong đó, có thể hiểu, khu vực kinh doanh là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng, có danh tiếng…
Việc dùng tên thương mại được hiểu là sử dụng tên thương mại để xưng danh trong các hoạt động kinh doanh nằm mục đích thương mại và thể hiện tên thương mại trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm, hàng hoá, bao bì hàng hoá và phương tiện cung cấp dịch vụ, quảng cáo…
Lưu ý: Chủ sở hữu tên thương mại phải là tổ chức, cá nhân sử dụng hợp pháp tên thương mại đó trong hoạt động kinh doanh.
Như phân tích ở trên, để phân biệt chủ thể kinh doanh này với chủ thể kinh doanh khác, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cần thực hiện việc đăng ký bảo hộ tên thương mại.
Theo Điều 76 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, điều kiện chung đối với tên thương mại được bảo hộ là:
Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
Theo đó, điều kiện để tên thương mại được bảo hộ là phải có khả năng phân biệt giữa các chủ thể kinh doanh trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
Tên thương mại có khả năng phân biệt nếu đáp ứng các quy định như sau:
– Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng;
– Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh;
– Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.
Lưu ý: Tên thương mại mặc dù là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp nhưng không được bảo hộ dưới hình thức cấp văn bằng. Tên thương mại không cần phải tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ mà được công nhận thông qua việc sử dụng trong hoạt động kinh doanh.
Theo Điều 77 Luật sở hữu trí tuệ 2005, đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại bao gồm:
– Tên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
– Chủ thể khác không liên quan đến hoạt động kinh doanh.
Tên thương mại và nhãn hiệu đều có yếu tố thể hiện là các từ ngữ nên rất dễ nhầm lẫn. Do vậy, cần phân biệt hai khái niệm này theo các tiêu chí sau đây:
Tiêu chí | Nhãn hiệu | Tên thương mại |
Dấu hiệu nhận biết | – Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó – Được thể hiện bằng một hay nhiều màu sắc | Chỉ thể hiện dưới dạng từ ngữ và không được bảo hộ màu sắc, hình ảnh |
Căn cứ | Đăng ký đối với nhãn hiệu thông thường. Không đăng ký đối với nhãn hiệu nổi tiếng Được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu với cơ quan có thẩm quyền là Cục Sở hữu trí tuệ | Không phải đăng ký bảo hộ. Được công nhận thông qua việc sử dụng tên trong hoạt động kinh doanh. |
Phạm vi | Trong phạm vi quốc gia và cả các quốc gia khác | Lĩnh vực và khu vực kinh doanh |
Thời hạn | Được bảo hộ trong thời gian 10 năm và được phép gia hạn | Không xác định thời hạn bảo hộ |
Số lượng | Mỗi cá nhân, tổ chức có thể đăng ký nhiều nhãn hiệu | Mỗi chủ thể sản xuất kinh doanh chỉ có một tên thương mại duy nhất |
Ý nghĩa | Phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau | Phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh |
Chuyển giao | Được chuyển nhượng thông qua hợp đồng chuyển nhượng | Chỉ được chuyển giao kèm theo việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở sản xuất kinh doanh. |
Tóm lại, việc bảo hộ tên thương mại không phải đăng ký mà thông qua quá trình sử dụng trong hoạt động kinh doanh. Tên thương mại cũng không xác định được thời hạn bảo hộ.
Trên đây là quy định về việc bảo hộ tên thương mại. Nếu còn bất kỳ vấn đề gì vướng mắc liên quan đến tên thương mại cũng như các thủ tục, quy định về Sở hữu trí tuệ, độc giả có thể liên hệ 0938.36.1919 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp một cách hoàn toàn miễn phí.
Chuyên mục: Kinh doanh
Nguồn: hockinhdoanh.edu.vn
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng là nhà khoa học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực vi sinh vật học (wiki), với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho giáo dục và nghiên cứu. Ông là con trai Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân, thuộc gia đình nổi tiếng hiếu học. Giáo sư giữ nhiều vai trò quan trọng như Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Đại biểu Quốc hội và đã được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 2010.
Bạn đã bao giờ tự hỏi: Làm thế nào để duy trì ngọn lửa đam…
Nhiều người coi Deadline như một áp lực, một chiếc xích vô hình khiến họ…
Trách nhiệm có thể xuất phát từ nhiều nguồn, từ những yêu cầu xã hội…
Người giám sát đóng một vai trò không thể thiếu trong mọi tổ chức. Họ…
Lãnh đạo hiệu quả là chìa khóa để xây dựng một đội ngũ mạnh mẽ…
Chúng ta đang sống trong một thời đại mà mọi thứ không ngừng thay đổi…
This website uses cookies.