Hồ sơ thành lập công ty TNHH một thành viên gồm những gì?

Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên là một trong những loại hình công ty phổ biến hiện nay của nước ta. Vậy muốn thành lập công ty này, cần chuẩn bị hồ sơ thế nào?

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là gì?

Theo khoản 7 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020, công ty trách nhiệm hữu hạn gồm hai loại hình là một thành viên và hai thành viên. Trong đó, công ty TNHH một thành viên được định nghĩa tại khoản 1 Điều 74 Luật này như sau:

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty

Căn cứ quy định này và các quy định khác liên quan tại Luật Doanh nghiệp, Nghị định 01/2021/NĐ-CP, công ty TNHH một thành viên gồm các đặc điểm sau đây:

– Do một tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu công ty.

– Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên phải chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn điều lệ của công ty về các khoản nợ cũng như các nghĩa vụ tài sản khác của công ty.

Xem thêm: Danh mục ngành nghề yêu cầu vốn pháp định 2025

– Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Không được phát hành cổ phần trừ trường hợp phát hành cổ phần nhằm chuyển đổi từ công ty TNHH một thành viên sang công ty cổ phần. Tuy nhiên, công ty này được pháp hành trái phiếu.

Xem thêm…

Hồ sơ thành lập công ty TNHH một thành viên gồm những gì?

Với sự nhỏ gọn trong cơ cấu tổ chức bộ máy công ty TNHH một thành viên, hiện nay, khá nhiều người lựa chọn loại hình doanh nghiệp này. Và để thành lập công ty TNHH một thành viên, cần chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại Điều 24 Nghị định 01/2021/NĐ-CP như sau:

Thành lập mới

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT.

– Điều lệ công ty.

– Các giấy tờ pháp lý (bản sao):

+ Của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:

+ Của chủ sở hữu công ty là cá nhân; của chủ sở hữu công ty là tổ chức

+ Của người đại diện theo uỷ quyền và văn bản cử người đại diện theo uỷ quyền.

– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Chuyển từ hộ kinh doanh sang

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

Xem thêm: Gắn kết tài sản vô hình với chiến lược của doanh nghiệp

– Điều lệ công ty.

– Giấy tờ pháp lý (bản sao):

+ Của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:

+ Của chủ sở hữu công ty là cá nhân; của chủ sở hữu công ty là tổ chức

+ Của người đại diện theo uỷ quyền và văn bản cử người đại diện theo uỷ quyền.

– Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (bản chính).

– Giấy chứng nhận đăng ký thuế (bản sao).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Nếu đăng ký qua mạng điện tử

Người nộp hồ sơ truy cập vào trang web https://dangkykinhdoanh.gov.vn và tải hồ sơ kê khai thông tin, văn bản điện tử, ký xác thực hồ sơ đăng ký công ty TNHH một thành viên qua mạng thông tin điện tử, thanh toán phí, lệ phí đăng ký trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Hình thức nộp hồ sơ trong trường hợp này:

– Sử dụng chữ ký số công cộng.

– Sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh.

Trên đây là giải đáp về hồ sơ thành lập công ty TNHH một thành viên. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Hồ sơ thành lập công ty cổ phần gồm những gì? Nộp ở đâu?

Chuyên mục: Kinh doanh
Nguồn: hockinhdoanh.edu.vn

Hình ảnh chân dung Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, Nhà giáo Nhân dân, chuyên gia vi sinh vật học, với nụ cười thân thiện và không gian học thuật phía sau.

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng là nhà khoa học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực vi sinh vật học (wiki), với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho giáo dục và nghiên cứu. Ông là con trai Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân, thuộc gia đình nổi tiếng hiếu học. Giáo sư giữ nhiều vai trò quan trọng như Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Đại biểu Quốc hội và đã được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 2010.

Xem thêm: So sánh Nghị định 153/2020/NĐ-CP và Nghị định 163/2018/NĐ-CP

Open this in UX Builder to add and edit content

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *