Người không quốc tịch có được thành lập doanh nghiệp không?

Người không quốc tịch có được thành lập doanh nghiệp không là câu hỏi thời gian gần đây LuatVietnam thường xuyên được nhận. Vậy câu trả lời cho thắc mắc này là gì? Cùng theo dõi tại bài viết dưới đây.

1. Người không quốc tịch có được thành lập doanh nghiệp không?

Tuỳ vào từng loại hình doanh nghiệp để xem xét người không quốc tịch có được thành lập doanh nghiệp không. Cụ thể:

1.1 Thành lập hộ kinh doanh

Căn cứ khoản 1 Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, người có quyền thành lập hộ kinh doanh là cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có đầy đủ năng lực hành vi dân sự trừ các đối tượng sau đây:

– Người chưa thành niên, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

– Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tạm giam, chấp hành hình phạt tù hoặc biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề… của Toà án.

– Các trường hợp khác.

Theo quy định này, chỉ công dân Việt Nam đáp ứng các điều kiện nêu trên mới được quyền thành lập hộ kinh doanh. Trong khi đó, người không có quốc tịch là người không có quốc tịch Việt Nam cũng như quốc tịch nước ngoài (căn cứ khoản 2 Điều 3 Luật Quốc tịch).

Xem thêm: Sự khác nhau giữa tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả

Do đó, người không có quốc tịch không thuộc trường hợp được thành lập hộ gia đình.

1.2 Thành lập doanh nghiệp khác

Về quyền thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam, Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020 nêu rõ, trừ các trường hợp sau đây sẽ không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

– Cơ quan Nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân dùng tài sản Nhà nước thu lợi riêng cho donah nghiệp khi thành lập doanh nghiệp.

– Cán bộ, công chức, viên chức.

– Người làm việc trong quân đội, công an trừ người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để qunar lý vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý doanh nghiệp Nhà nước.

– Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp Nhà nước trừ người được uỷ quyền quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác.

– Người chưa thành niên, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi, tổ chức không có tư cách pháp nhân.

– Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tạm giam, chấp hành hình phạt tù, đang bị phạt hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc bị cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề…

– Tổ chức bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động một số lĩnh vực nhất định…

Xem thêm: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông theo LDN 2020 có gì mới?

Như vậy, có thể thấy, pháp luật không cấm người không có quốc tịch được thành lập doanh nghiệp nhưng với từng loại hình doanh nghiệp khác nhau sẽ có hướng dẫn khác nhau về thủ tục thành lập doanh nghiệp.

Người không quốc tịch có được thành lập doanh nghiệp không? (Ảnh minh hoạ)

2. Hồ sơ người không quốc tịch thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam

Để được thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam, người không có quốc tịch phải thực hiện hai thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư và đăng ký doanh nghiệp. Cụ thể, hồ sơ cần phải chuẩn bị trong hai thủ tục đó như sau:

2.1 Xin giấy chứng nhận đầu tư

Người không có quốc tịch cần chuẩn bị hồ sơ để nộp cho cơ quan đăng ký đầu tư (Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế) gồm:

– Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư.

– Hộ chiếu (bản sao).

– Xác nhận số dư ngân hàng tương ứng với số tiền đầu tư (bản sao).

– Đề xuất dự án đầu tư.

– Giấy tờ về quyền sử dụng đất như hợp đồng thuê đất, nhà ở; sổ đỏ, quyết định xây dựng… (nếu dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất) – bản sao.

– Các tài liệu, giấy tờ khác.

Xem thêm: 4 chức năng quản trị doanh nghiệp của Nhà quản trị

2.2 Xin giấy đăng ký doanh nghiệp

Hồ sơ cần chuẩn bị để nộp cho Sở Kế hoạch và Đầu tư bằng hình thức trực tiếp hoặc online qua cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

– Điều lệ công ty.

– Doanh sách cổ đông (nếu là công ty cổ phần gồm cổ đông sáng lập và cổ đông là người nước ngoài) hoặc danh sách thành viên (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) hai thành viên trở lên).

– Giấy tờ của người đứng đầu hoặc người đại diện theo pháp luật gồm Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc văn bản uỷ quyền (nếu có – bản sao).

– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (bản sao chứng thực).

– Giấy uỷ quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp (nếu có).

Trên đây là giải đáp về: Người không quốc tịch có được thành lập doanh nghiệp không? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Chuyên mục: Kinh doanh
Nguồn: hockinhdoanh.edu.vn

Hình ảnh chân dung Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, Nhà giáo Nhân dân, chuyên gia vi sinh vật học, với nụ cười thân thiện và không gian học thuật phía sau.

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng là nhà khoa học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực vi sinh vật học (wiki), với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho giáo dục và nghiên cứu. Ông là con trai Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân, thuộc gia đình nổi tiếng hiếu học. Giáo sư giữ nhiều vai trò quan trọng như Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Đại biểu Quốc hội và đã được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 2010.

Open this in UX Builder to add and edit content

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *